Đầu có cảm giác lâng lâng đứng không vững là bị gì?

Chào bác sĩ! Cho em hỏi hiện tượng đầu có cảm giác lâng lâng đứng không vững là bị gì? Hiện tại, em đang là nhân viên ngân hàng, nên tính chất công việc là thường xuyên tiếp xúc với máy tính. Khoảng 2 tuần gần đây, em luôn bị đau đầu, có cảm giác lâng lâng đứng không vững, nhiều lúc nhìn màn hình máy tính xong đứng dậy bị choáng váng, xâm xoàng không nhìn thấy đường. Em định đi khám mà chưa có thời gian rảnh, em thấy lo lắng quá. Không biết bị như vậy có sao không? Hiện tượng này có thể là mắc bệnh gì? Mong bác sĩ có thể tư vấn và giải đáp cho em vấn đề này càng sớm càng tốt. Cám ơn bác sĩ!

(Thùy Trinh – Thành phố Hồ Chí Minh)

Cảm giác lâng lâng, chóng mặt là bệnh gì?

Chào bạn Thùy Trinh! Hiện tượng đau đầu, chóng mặt là một chứng bệnh thần kinh rất phổ biến hiện nay. Đặc biệt, là trong thời buổi xã hội phát triển mạnh, áp lực gia đình, công việc khiến cho bạn luôn bị căng thẳng, stress kéo dài dẫn đến những hiện tượng này.

Chóng mặt là cảm giác muốn ngất thoáng qua chỉ trong vài giây, người bệnh cảm thấy đồ vật xoay quanh mình rất khó chịu. Khi nặng thường kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn, khiến cho họ bị mất thăng bằng có thể ngã khi bước đi.

Nếu như nguyên nhân lâng lâng chóng mặt do say tàu xe, máy bay hay đứng lên quá nhanh thì không cần phải lo lắng và sẽ khỏi trong vài tiếng sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn nói trên thì có thể bạn đang mắc phải một số chứng bệnh về thần kinh như:

1. Rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà một hội chứng gây nên bởi tổn thương của hệ thống thần kinh, tâm thần và tim mạch. Từ đó, dẫn đến bệnh nhân sẽ bị mất thăng bằng, lâng lâng chóng mặt và rối loạn về cảm giác. Đặc biệt, bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc nhiều với máy tính, làm việc công sở.

Rối loạn tiền đình gây đau đầu, chóng mặt

Có cảm giác lâng lâng, chóng mặt có thể bị rối loạn tiền đình

Nhận biết rối loạn tiền đình bằng những dấu hiệu cơ bản đầu tiên đó là cảm giác lâng lâng, chóng mặt thoáng qua. Nhưng sau đó, mức độ sẽ nặng dần với tần suất ngày càng cao. Kèm theo đó là một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đổ mồ hôi nhớt ở lòng bàn tay, bàn chân và lưng. Mắt trở nên mờ, cơ thể bị mất cân bằng, quay cuồng, đi đứng dễ bị té. Bị rối loạn cảm xúc như lo lắng, trầm cảm.

Hội chứng bệnh này sẽ trở nên nguy hiểm và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như bạn đang trong các tình huống nhạy cảm như đang tham gia giao thông, đang làm việc với máy móc. Chính vì vậy, bạn không nên chần chừ nữa, cần phải nhanh chóng đi khám để có biện pháp khắc phục sớm nhất.

2. Những căn bệnh liên quan tới tai

Những căn bệnh liên quan tới tai gây chóng mặt

Đau đầu, chóng mặt có thể mắc các bệnh liên quan đến tai

Ngoài chứng rối loạn tiền đình thì hiện tượng này có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đang mắc phải một số chứng bệnh liên quan đến tai như viêm tai giữa, rối loạn ở tai gây chóng mặt tự phát. Cơ thể lâng lâng chóng mặt, kèm theo ù tai, đôi lúc có cảm giác như bị đầy tai. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên thực hiện các bài tập giúp ổn định hệ thống tiền đình, các bài tập di chuyển và nhắm mắt. Giúp kích thích các cơ chế cân bằng trong tai trở lại bình thường và nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu trường hợp này kéo dài, không khỏi thì người bệnh nên đi thăm khám sớm.

3. Mắc các bệnh về huyết áp

Huyết áp là một chỉ số cho biết áp lực bơm máu trong cơ thể, thông thường mọi người sẽ gặp phải hai trường hợp đó là bệnh huyết áp cao và huyết áp thấp.

huyết áp cao gây nhức đầu, lâng lâng khó chịu

Huyết áp cao có thể bị nhức đầu vùng đỉnh đầu và sau gáy

+ Đối với người huyết áp cao có thể bị nhức đầu vùng đỉnh đầu và sau gáy, lâng lâng chóng mặt rất khó chịu. Nặng hơn nữa là bệnh nhân có thể bị hoa mắt, buồn nôn và nôn, khó thở, rối loạn tri giác.

+ Trường hợp bị huyết áp thấp sẽ kiến cho người bệnh cảm thấy lâng lâng chóng mặt, hoa mắt, choáng váng. Do lượng máu đến não kém, các tế bào thần kinh không đủ oxy và chất dinh dưỡng.

Khi bị đau đầu, có cảm giác bị lâng lâng nên làm gì?

Nếu như bạn đang mắc phải tình trạng bị lâng lâng, đau đầu, chóng mặt kéo dài thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra, từ đó biết rõ nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh tình trạng để lâu bệnh nặng hơn. Ngoài việc thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện tốt những điều cơ bản sau đây:

Tinh thần thoải mái giúp hạn chế đau đầu

Tinh thần thoải mái giúp hạn chế đau đầu, chóng mặt

+ Hạn chế tiếp xúc nhiều với bức xạ máy tính, nếu tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc thì nên thư giãn giữa giờ.

+ Tránh sử dụng phòng lạnh quá lâu, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.

+ Tránh lo âu, căng thẳng quá mức, thay vào đó nên tạo cho mình một cảm giác thoải mái, tinh thần vui vẻ.

+ Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, hợp vệ sinh, đủ chất, đặc biệt là bổ sung nhiều vitamin B6.

+ Không nên thức khuya quá nhiều, hạn chế sử các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

+ Tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

+ Cung cấp đủ nước, đặc biệt là sau giờ tập thể dục thể thao hoặc làm việc mất sức, ra mồ hôi nhiều.

Mong rằng, với những thông tin cơ bản trên đây, mọi người sẽ hiểu hơn về triệu chứng đau đầu, lâng lâng chóng mặt là có thể mắc bệnh gì? Để từ đó biết cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

→ THÔNG TIN HỮU ÍCH CHO BẠN:

TIN NÊN ĐỌC

Mới đây, Tạp chí Y học cổ truyền uy tín đưa tin đã có bài thuốc xử lý rối loạn tiền đình hiệu quả và an toàn. Rất nhiều người bệnh đã tin dùng và cải thiện tốt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt... phục hồi sức khỏe, ngủ ngon giấc tự nhiên. CLICK XEM NGAY

Bình luận

Đầu có cảm giác lâng lâng đứng không vững là bị gì?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *