Bị rối loạn tiền đình: Khi nào cần đi khám?

Ngày nay, hệ quả của công việc áp lực, các mối quan hệ phức tạp khiến cho căn bệnh rối loạn tiền đình xảy ra với tỉ lệ ngày càng gia tăng ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính và mọi ngành nghề khác nhau. Rối loạn tiền đình kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của con người. Do đó người bệnh cần ý thức được rối loạn tiền đình là bệnh gì ? khi nào nên đi khám?

Khi nào nên đi khám rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình không phải là một căn bệnh, mà đây chỉ là một hội chứng phổ biến, mặc dù hội chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng một khi đã gặp phải rối loạn tiền đình thì sẽ có khả năng dẫn đến các bệnh lý khác.

Hiện nay, theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì độ tuổi trưởng thành thường mắc hội chứng rối loạn tiền đình với tỉ lệ cao nhất. Những người lao động bằng trí óc là đối tượng đang có xu hướng gia tăng chứng bệnh này.

Khi mắc phải hội chứng này khiến cho người bệnh có cảm giác mệt mỏi, năng suất làm việc kém và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.

Rối loạn tiền đình nên đi khám bác sĩ ngay

Khi thấy hoa mắt, chóng mặt nên đi khám ngay

→ Theo các bác sĩ chuyên khoa thì thời điểm cần đi khám bệnh rối loạn tiền đình là khi người bệnh phát hiện thấy mình có những biểu hiện như sau:

+ Nhức đầu đột ngột theo từng cơn và kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày liền.

+ Cơ thể bị sốt cao đột ngột, mệt mỏi, vật vờ.

+ Thường xuyên bị hoa mặt, chóng mặt, choáng váng, đi đứng không vững.

Nếu như gặp phải những triệu chứng nói trên, người bệnh cần đến ngay các chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên khoa tai – mũi – họng, có thể làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp. Nếu ở khu vực miền Nam bạn có thể tìm đến các địa chỉ khám rối loạn tiền đình tại TPHCM để được hỗ trợ.

Đồng thời, nếu bạn đang là bệnh nhân rối loạn tiền đình và đang trong quá trình điều trị bệnh thì sau khi sử dụng hết liệu trình thuốc kê đơn của bác sĩ, người bệnh nên trở lại bệnh viện để tái khám.

Lời khuyên hữu ích cho người bệnh rối loạn tiền đình

Theo Tiến sỹ Nguyễn Hoàng – Nguyên giảng viên bộ môn dược liệu trường Đại học Dược Hà Nội, cho rằng: Ngoài việc thăm khám và điều trị rối loạn tiền đình theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, để nhanh khỏi bệnh cũng như không để cho bệnh thêm trầm trọng hơn, người bệnh cần chú ý đến những điều cơ bản sau đây:

Người bệnh rối loạn tiền đình nên ăn đủ chất

Người bệnh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hàng ngày

+ Ban đêm nằm ngủ nên để đèn ngủ cho dễ quan sát được sự vật xung quanh, tránh trường hợp thức dậy nửa đêm bị té ngã.

+ Không nên ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi trước màn hình máy tính. Nếu tính chất công việc bắt buộc phải ngồi lâu thì sau khoảng 2 giờ đồng hồ bạn cần đứng lên và đi lại thư giãn một chút.

+ Tránh ngoảnh cổ, đúng ngồi quá lâu, cũng không nên leo trèo cao và đọc sách báo khi đang đi trên xe.

+ Cố gắng tập thể dục với những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với bệnh để giúp giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả. Bạn cũng có thể tham khảo ngay 5 bài tập yoga chữa rối loạn tiền đình đơn giản, hiệu quả.

+ Cố gắng giảm các tác nhân gây căng cẳng, lo âu, hoảng hốt trong cuộc sống, thay vào đó bạn nên giữ tinh thần thoải mái, sảng khoái và vui vẻ.

+ Hạn chế tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.

+ Giảm các thực phẩm có chứa nhiều đường, lượng muối cao như bánh kẹo, bơ, dưa muối.

+ Các thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như: nội tạng, lòng đỏ trứng, gan, phô mai cũng không sử dụng nhiều.

+ Nên ăn nhạt hơn so với khẩu vị bình thường hàng ngày một chút.

+ Uống nhiều nước, vì cơ thể được bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp ổn định lưu thông tuần hoàn máu.

+ Nên ăn nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi, vì những thực phẩm này có chứa nhiều Vitamin B6, Vitamin C, Vitamin D, Acid folic… là những hoạt chất rất có lợi cho bệnh nhân rối loạn tiền đình.

Trên đây là một số lưu ý đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình, mọi người nên tham khảo để từ đó biết được khi nào nên đi khám bệnh, người bệnh nên ăn gì, kiêng gì tốt để giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn.

Chúc mọi người sớm khỏi bệnh!

Xem tiếp:

Nắm rõ 10 dấu hiệu bệnh rối loạn tiền đình thường gặp nhất

Danh sách bác sí trị rối loạn tiền đình giỏi tại Hà Nội và TPHCM

TIN NÊN ĐỌC

Bình luận

Bị rối loạn tiền đình: Khi nào cần đi khám?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *