Các Triệu Chứng Bệnh Mất Ngủ Bạn Nên Biết Để Khắc Phục Sớm

Giấc ngủ chập chờn, khó ngủ, hay gặp ác mộng là triệu chứng bệnh mất ngủ điển hình ở mọi lứa tuổi. Không chỉ gây mệt mỏi, tinh thần suy giảm mà các triệu chứng này còn làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Theo PGS.BS Vũ Anh Nhị Chủ tịch Hội Thần kinh học TPHCM nhiệm kỳ VI (2012 – 2016), Trưởng Bộ môn Thần Kinh Đại Học Y Dược TPHCM, Phó Chủ tịch Hội Thần Kinh Việt Nam: “Mất ngủ là một loại rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi khó ngủ, thức dậy liên tục, tỉnh giấc vào sáng sớm hoặc kết hợp các hiện tượng trên. Rối loạn này phổ biến hơn ở người già. Mất ngủ nguyên phát không có nguyên nhân xác định. Mất ngủ thứ phát có thể được gây ra bởi căng thẳng trong cuộc sống hoặc do thay đổi lối sống, các vấn đề về y tế, tâm lý, do tác dụng phụ của thuốc.”

Triệu chứng bệnh mất ngủ
Thể trạng mệt mỏi, đau cơ là triệu chứng bệnh mất ngủ phổ biến

Dường như các triệu chứng mất ngủ thường được biểu hiện rất đa dạng, tùy vào nguyên nhân phát bệnh mà dấu hiệu nhận biết cũng khác nhau. Vì thế, bạn cần nhận biết rõ những triệu chứng này để phát hiện và điều trị chứng mất ngủ về đêm kịp thời và hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết bao gồm:

1. Tiêu chuẩn của một giấc ngủ ngon
2. Các triệu chứng bệnh mất ngủ thường gặp
3. Những tác nhân khiến bạn bị mất ngủ
4. Bệnh mất ngủ được chia làm 2 loại
5. Tác hại của bệnh mất ngủ về đêm kéo dài
6. Làm thế nào khi bị tỉnh dậy giữa đêm?
7. Biện pháp phòng ngừa bệnh mất ngủ

Tiêu chuẩn của một giấc ngủ ngon

Để đánh giá được giấc ngủ có ngon hay không, các nhà nghiên cứu Thụy Sỹ đã đưa ra một số thông số cơ bản để đánh giá về chất lượng giấc ngủ của mỗi người. Việc đánh giá này được dựa trên 2 tiêu chí đó là chất và lượng. Khi đảm bảo cả 2 nhân tố này, thì chắc hẳn chúng ta không cần phải lo lắng nhiều về trạng thái ngủ.

– “CHẤT” của giấc ngủ được tính bằng độ sâu của giấc ngủ ở trạng thái dao động, bởi trạng thái giấc ngủ giao động chiếm thời gian lâu hơn cả quá trình giấc ngủ. Khi này, não đã ngủ sâu và hoàn toàn rơi vào trạng thái vô thức, trí não được nghỉ ngơi hoàn toàn. Vì thế mà khi ngủ sâu thì trạng thái giấc ngủ dao động nhanh tạo tỷ lệ thích hợp là đã đảm bảo “chất” của giấc ngủ.

– “LƯỢNG” của giấc ngủ thực chất là thời gian ngủ trong ngày. Mặc dù cách tính này cũng không hoàn toàn chính xác nhưng nếu không đảm bảo được giấc ngủ sâu thì có ngủ nhiều đi chăng nữa thì cũng không mang lại hiệu quả tốt cho cơ thể. Tiêu chuẩn thời gian giấc ngủ. Tiêu chuẩn về thời gian cho một giấc ngủ bình thường thì thường phải kéo dài từ 6 tiếng đến 9 tiếng.

Rất nhiều bệnh nhân chưa biết: Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ nguyên nhân do đâu?

Các triệu chứng bệnh mất ngủ thường gặp

Hiện nay, các triệu chứng bệnh mất ngủ được xếp vào 2 dạng chính đó là mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) và mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính). Sự phân loại này được thực hiện dựa trên mức độ mất ngủ có thường xuyên hay không? Mất ngủ kéo dài bao lâu? Đối với mất ngủ mạn tính thì thời gian mất ngủ thường kéo dài trong một tháng hoặc có thể lâu hơn. Cụ thể các triệu chứng của bệnh mất ngủ về đêm được nhận biết như sau:

– Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm.

– Người bệnh thường hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khi đã dậy thì khó ngủ lại được.

– Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.

– Khó ngủ về đêm, nhưng thường có triệu chứng ngủ gật vào ban ngày.

– Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, rối loạn hành vi, hay cáu gắt, giảm tập trung, nghiêm trọng hơn là xuất hiện biểu hiện trầm cảm.

– Về lâu dài, bệnh mất ngủ về đêm dễ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã chán nản, lo âu và sợ hãi.

Triệu chứng bệnh mất ngủ đó là khó ngủ
Ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ

– Trí nhớ có dấu hiệu suy giảm, thường xuyên đau phần đỉnh đầu.

– Có biểu hiện run chân, tay, người uể oải, làm việc không mang lại hiệu quả.

– Thông thường phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, nhất là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, sẽ có các triệu chứng bệnh mất ngủ như cảm giác tức ngực, khó thở và khó chịu khi ngủ.

Với các triệu chứng của bệnh mất ngủ về đêm là những chỉ số bên ngoài để đánh giá sự thiếu ngủ đang làm gián đoạn chất lượng cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về những tác hại do mất ngủ gây ra để kịp thời phòng tránh.

Những tác nhân khiến bạn bị mất ngủ

Bệnh mất ngủ về đêm thường bắt nguồn từ rất nhiều tác nhân xung quanh cuộc sống như là:

+ Do tuổi tác: Ở mỗi giai đoạn thì chu kỳ giấc ngủ của chúng ta sẽ thay đổi, thời gian dành cho giấc ngủ sẽ ít đi. Thường khó ngủ vào ban đêm dù cho ban ngày ngủ ít hoặc không ngủ.

+ Áp lực công việc, căng thẳng kéo dài: Thường xuyên áp lực chính là nguyên nhân khiến thần kinh luôn ở trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Khi đó, não bộ và các cơ quan xung quanh không được nới lỏng nên rất dễ dẫn đến triệu chứng rối loạn giấc ngủ.

+ Do một số bệnh lý về xương khớp, cảm cúm, viêm xoang, viêm loét dạ dày, đại tràng, huyết áp, rối loạn tiểu tiện,…Bên cạnh đó cũng do một số tác nhân khác như sử dụng thuốc lá có chứa cafein, hoặc sử dụng bia, rượu, thuốc kích thích thần kinh hưng phấn,..

+ Một số tác nhân bên ngoài tác động như tiếng ồn, ánh sáng,…

Bệnh mất ngủ được chia làm 2 loại

Căn cứ vào biểu hiện và mức độ thường xuyên mà người ta chia bệnh mất ngủ về đêm thành 2 loại phổ biến đó là:

Mất ngủ nguyên phát: 

Là một dạng rối loạn riêng biệt mà người ta vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân. Các triệu chứng mất ngủ nguyên phát thường không liên quan đến bất cứ một bệnh lý nào, cũng như không phải do thuốc hoặc các chất kích thích. Bên cạnh đó, các thay đổi về lối sống, căng thẳng có thể gây ra triệu chứng mất ngủ nguyên phát và rối loạn cảm xúc.

Triệu chứng mất ngủ thứ phát
Bệnh mất ngủ có thể khiến cho não bộ bị suy giảm chức năng ghi nhận

Mất ngủ thứ phát:

Do một số bệnh lý như hen, trầm cảm, viêm khớp, ung thư hoặc một số tác nhân bên ngoài tác động.

  1.  Mất ngủ tạm thời: Thường kéo dài khoảng 3 ngày, bởi một số tác nhân tác động như trái múi giờ, tiếng ồn,…
  2.  Mất ngủ ngắn hạn: Thời gian mất ngủ có thể kéo dài tới 4 tuần do áp lực công việc, căng thẳng,..
  3. Mất ngủ kinh niên: Người nhiễm bệnh mất ngủ trong thời gian dài, từ 4 tuần trở lên do rối loạn cơ thể, trầm cảm, mắc các bệnh lý kinh niên…

Ngoài ra, cũng có thể chia triệu chứng mất ngủ về đêm với 2 dạng phổ biến khác là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mãn tính. Song, những biểu hiện của chúng cũng gần như tương đương nhau, điều này khiến cho sức khỏe của bệnh nhân bị đe dọa nghiêm trọng.

Tác hại của bệnh mất ngủ về đêm kéo dài

Các nhà nghiên cứu ĐH Harvard đã chỉ ra, con người có khoảng 1/3 thời gian để cân bằng nội tiết tố, bổ sung năng lượng dự trữ và đảm bảo sự tăng trưởng thể chất. Vì vậy, mất ngủ về đêm kéo dài có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bên cạnh đó, chúng có thể gây biến chứng nghiêm trọng không chỉ làm ảnh hưởng đến cơ thể mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

– Làm giảm tập trung: Để lý giải cho hiện tượng này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn thì bộ não sẽ không có nhiều trạng thái REM (ngủ sâu). Theo tiến sĩ Shives, những người thường xuyên không được REM sẽ bị suy giảm khả năng tiếp nhận.

– Giảm hiệu suất công việc: Trong một nghiên cứu được trình bày tại cuộc họp thường niên APSS năm 2009, các nhà nghiên cứu đã khẳng định một giấc ngủ sâu, trong thời gian ngắn có thể thúc đẩy hiệu suất công việc tốt hơn.

– Khiến cơ thể tăng cân: Khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, các cơ quan bắt đầu trì trệ và đây là nguyên nhân khiến cho lượng calo tích tụ không thể tiêu hao.

– Nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Ngủ không đủ giấc, ngủ mơ màng là tác nhân gây căng thẳng, các hormon bắt đầu có sự phân bố và điều tiết không đồng đều. Điều này làm cho mọi hoạt động của tim mạch, huyết áp bị rối loạn. Thiếu ngủ vào ban đêm làm tăng nguy cơ huyết áp, bệnh tim mạch, nhất là đối với người lớn tuổi.

– Xuất hiện triệu chứng trầm cảm do chức năng dẫn truyền thần kinh điều chỉnh tâm trạng.

– Suy giảm trí nhớ: Mất ngủ gây tác động tiêu cực đến hoạt động của não bộ. Vì thế mà khả năng ghi nhớ bị suy giảm.

Triệu chứng mất ngủ có thể là nguyên nhân gây béo phì
Triệu chứng mất ngủ triền miên có thể kèm theo cảm giác thèm ăn, ăn không kiểm soát

– Nguy cơ mắc bệnh ung thư vì mất ngủ: Trong một vài nghiên cứu năm 2008, các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú. Nguyên nhân là do hormone melatonin sản xuất không theo cơ chế, khiến cho các khối u phát triển nhanh hơn.

Có thể bạn không biết chứng mất ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ gây suy nhược cơ thể cần phải chú trọng.

Làm thế nào khi bị tỉnh dậy giữa đêm?

Việc thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm thường xuyên rất khó để đi vào giấc ngủ trở lại. Điều này khiến cho nhiều người vô cùng căng thẳng và gây ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ. Vì thế, nếu có hiện tượng tỉnh dậy giữa đêm, các bạn hãy bình tĩnh thực hiện theo các bước hướng dẫn sau.

Hãy ở yên trong bóng tối

Bởi vì các tia sáng xanh được phát ra từ điện thoại, đèn, ti vi hoặc các thiết bị điện tử có thể gây ức chế hormone melatonin và gây khó ngủ hơn. Vì vậy, khi tỉnh giấc trong đêm, tốt nhất nên ở yên trong bóng tối.

– Ngồi im một chỗ:

Thông thường, sau khi tỉnh giấc rất khó để ngủ ngay lại được, vì thế lúc này bạn hãy bước xuống khỏi giường và tìm một chỗ ngồi thoải mái và ngồi im ở đó. Tiếp theo bạn nên nghe những bài nhạc nhẹ, không lời để giúp đưa vào giấc ngủ. Khi đã cảm thấy cơ thể sẵn sàng cho giấc ngủ sâu thì hãy quay lại giường.

 Có nên kiểm tra đồng hồ hay không?

Việc kiểm tra đồng hồ chỉ khiến cho trạng thái cơ thể bị căng thẳng và dễ bị “đưa” ra khỏi giấc ngủ. Bởi vì lúc này não của bạn đã trở nên tỉnh táo và hoạt động bình thường như lúc làm việc.

Thư giãn cơ thể để có giấc ngủ sâu
Hãy luôn giữ cho cơ thể thoải mái là cách giúp duy trì giấc ngủ hiệu quả hơn

– Massage các huyệt đạo

Các bạn có thể kích thích huyệt ngủ ở phía vành tai, nơi có một lỗ lõm gần khuôn mặt cho đến khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ sâu hoàn toàn.

– Tạo ra tín hiệu buồn ngủ

Xoa má, xoa huyệt tai, dụi mắt sẽ giải thích với cơ thể là do bạn đang buồn ngủ và sẽ quay trở lại giấc ngủ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh mất ngủ

+ Có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tác nhân khiến cho bệnh mất ngủ bùng phát chủ yếu là do áp lực khiến cho con người hiện đại trở nên ít ngủ. Vì vậy để cải thiện tình trạng này, các bạn nên thoải mái tâm lý bằng cách nghe bài nhạc nhẹ trước khi đi ngủ.

+ Nói không với bia, rượu, chất kích thích vì nó có thể khiến cho giấc ngủ dễ bị gián đoạn hơn.

+ Bác sĩ Vũ Anh Nhị khuyến cáo rằng, để cải thiện giấc ngủ, cần chủ động ngăn chặn và giảm thiểu các nguồn sinh gốc tự do bởi một số tác nhân như ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, chấn thương hoặc do nhiễm khuẩn.

+ Bên cạnh đó, nên bổ sung nguồn dưỡng chất giàu omega-3, vitamin tự nhiên, kẽm để cho việc tuần hoàn máu diễn ra nhẹ nhàng hơn.

+ Không vận động mạnh như tập thể dục, nghe nhạc mạnh, ăn quá no vì lúc này các cơ quan kích thích thần kinh hưng phấn và không thể đi vào giấc ngủ.

+ Áp dụng phương pháp vệ sinh giấc ngủ như tạo thói quen thức ngủ đúng giờ, tránh dùng thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương, tránh các căng thẳng tâm lý, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Khám chuyên khoa khi có dấu hiệu mất ngủ kéo dài
Việc thăm khám và điều trị mất ngủ đúng cách giúp cải thiện biến chứng

Định tâm An thần thang – Bài thuốc tinh hoa 30 cây thuốc Nam đặc trị mất ngủ kinh niên sau 1 liệu trình

Đứng đầu trong các liệu pháp điều trị mất ngủ an toàn, hiệu quả nhất hiện nay là bài thuốc Định tâm An thần thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bài thuốc được kế thừa và phát triển dựa trên nền tảng tinh hoa y học cổ truyền và y học bản địa với bài thuốc ngủ ngon của người Tày – Bắc Kạn kết hợp cùng phương thuốc Quy tỳ thang của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. 

Sau nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng bài bản dưới ánh sáng khoa học, Định tâm An thần thang đã chính thức được hoàn thiện và đưa vào ứng dụng điều trị. Bài thuốc trở thành giải pháp số 1 hiện nay giúp hàng triệu người thoát khỏi ám ảnh mất ngủ kinh niên, tìm lại giấc ngủ tự nhiên nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

Thành phần quy tụ hơn 30 thảo dược tự nhiên an toàn, không tác dụng phụ 

Định tâm An thần thang là bài thuốc trị mất ngủ duy nhất trong YHCT kết hợp đến hơn 30 vị thuốc quý đứng đầu bảng dưỡng tâm, an thần được mệnh danh là “thần dược ngủ ngon” như: Phục thần, củ bình vôi, toan táo nhân, hoàng kỳ, liên nhục, lạc tiên, long nhãn, đại táo… Các thành phần thuốc được phối chế theo nguyên tắc quân – thần – tá – sứ của YHCT, phát huy tối đa hiệu quả điều trị.

Bài thuốc quy tụ hơn 30 thiên dược bổ não, hoạt huyết tốt nhất
Bài thuốc quy tụ hơn 30 thiên dược bổ não, hoạt huyết tốt nhất

Toàn bộ dược liệu được thu hái trực tiếp tại hệ thống vườn thuốc Nam đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Chất lượng được kiểm soát chặt chẽ, cam kết không chứa tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe. 

Cơ chế tác động “kép” điều trị mất ngủ chuyên sâu – hoàn chỉnh

Định tâm An thần thang phối hợp nhuần nhuyễn 2 phép trị mất ngủ kinh điển của YHCT là TRỪ TÀPHỤC CHÍNH, vừa đặc trị tận gốc căn nguyên gây mất ngủ, vừa bồi bổ toàn diện giữ cho cơ thể ở trạng thái tinh thần và thể chất tốt nhất.

Bài thuốc cá nhân hoá điều trị, hiệu quả mọi thể loại mất ngủ

Định tâm An thần thang không dùng chung 1 đơn thuốc, bác sĩ đầu ngành sẽ trực tiếp kê đơn, gia giảm linh hoạt các thành phần, liều lượng theo thể trạng và tình trạng mất ngủ của từng bệnh nhân. Do đó Định tâm An thần thang phù hợp với mọi trường hợp từ mất ngủ tạm thời đến mãn tính, kinh niên, kéo dài nhiều năm; người bị căng thẳng, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh… 

Với những ưu điểm vượt trội, bài thuốc Định tâm An thần thang đã được VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin là giải pháp hoàn chỉnh nhất giúp người Việt tìm lại giấc ngủ tự nhiên. 

Mời bạn đọc theo dõi phóng sự qua video:

Đông đảo nghệ sĩ và bệnh nhân trên khắp cả nước cũng tin dùng và gửi về Trung tâm những phản hồi tích cực. XEM PHẢN HỒI CHI TIẾT TẠI ĐÂY

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ HIỆU QUẢ NHẤT

Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – SĐT: (024) 7109 6699Zalo 0983 684 155

Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT: (028) 7109 6699 – Zalo 0961 825 886

Website: thuocdantoc.org

Fanpage: Trung tâm Thuốc dân tộc

NÊN XEM: Định tâm An thần thang hòa quyện gần 30 thiên dược quý trong điều trị mất ngủ

Trên đây là những triệu chứng bệnh mất ngủ cũng như biện pháp chữa trị mà bạn cần nắm rõ, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tránh để lâu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Chúc bạn sớm điều trị thành công và có những giấc ngủ trọn vẹn.

Lưu ý: Hiện nay căn bệnh mất ngủ đang rất phổ biến và làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Theo thống kê của bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, mỗi năm tỷ lệ bệnh nhân mất ngủ thăm khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng gia tăng.

Có thể bạn chưa biết: Bất ngờ với công dụng của cây đinh lăng giúp chữa mất ngủ

Ẩn

Bình luận

Các Triệu Chứng Bệnh Mất Ngủ Bạn Nên Biết Để Khắc Phục Sớm

Bình luận

  1. Hoang Trả lời

    Bac si cho e hoi e bi mac chung benh ngu ngoi tu khi con be.bac si cho e hoi e bi lam sao va chua tri nhu the nao

  2. Tiểu phụng Trả lời

    E nay 20 tuổi
    Dem thì ko tài nao ngu dc thuc tới sáng luôn nhung ban ngay lai ngu dc
    Cho e hoi do la trieu chung cua benh gi e xin cam on

  3. Thu phương Trả lời

    E năm nay 26tuoi
    Hơn 1thang nay bị mất ngủ và ăn kém. Liệu e bị bệnh ji ko ạ. Sút cân nữa

  4. thúy anh Trả lời

    Mình năm nay 22 tuổi mình bị mất ngủ. Tối mình không cần biết ngủ mấy giờ nhưng đến 3 giờ sáng mình lại giựt mình dậy và không ngủ lại đc. Xin bác sĩ tư vấn. Cảm ơn

  5. Minh nam nay 36 tuoi.minh kho ngu mot thoi gian dai roi.ko biet la co lam sao ko.buoi toi minh rat kho di vao giac ngu.nham mat mai ko ngu dc.co ngu thi tinh giac nhieu lan va giac ngu ko dc sau.minh phai lam gi day

  6. Em năm nay 25 tuổi thường hay mất ngủ vào ban đêm xin bác sỹ tư vấn cho em được không ạ

    1. hiên Trả lời

      e bi mât ngu 3hôm nay a. k ngu duoc. 1dem chi duoc khoang 2tieng. e co dung thuoc tay duoc bao che tu thao duoc nhung khong do.

  7. Lê Quang Nhật Trả lời

    Mình thường xuyên bị mất ngủ, lúc đầu đến khám bác sĩ cho dùng Phamzopic, dùng được một thời gian thì thấy tình trạng mất ngủ giảm dần, sau đó mình không dùng thuốc nữa. Được nửa tháng sau tình trạng mất ngủ lại tiếp tục tái diễn, biểu hiện còn nặng hơn lần trước, một đêm mình chỉ ngủ được 2-3 tiếng. Lần này bác sĩ kê cho mình thuốc Seduxen, thuốc này hiệu quả cao hơn thuốc trước bác sĩ kê, mình uống thấy đỡ nên sau đó uống nhiều thành ra nghiện thuốc rồi nhờn thuốc, có đợt mình uống Seduxen cả tuần nhưng cũng chả ăn thua nữa. Ai đã từng bị mất ngủ như mình thì cho mình lời khuyên. Dạo này mình rất mệt mỏi, tâm trạng cáu gắt, ảnh hưởng đến công việc, con cái sợ không dám đến gần.

    1. Ngọc Hân Trả lời

      Thuốc Seduxen là thuốc ngủ liều cao giờ cũng không còn tác dụng với bạn thì bạn bị nhờn thuốc rồi, đó là hậu quả của việc sử dụng thuốc bừa bãi đó, giờ bạn chuyển sang dùng thuốc đông y xem sao.

  8. Hoàng Văn Nhất Trả lời

    Mẹ tôi năm nay 58 tuổi, khoảng một tháng trở lại đây giấc ngủ của bà chập chờn, không sâu giấc, thường xuyên bị mê man nhất là thời điểm gần sáng, bà cũng rất hay bị đi tiểu đêm. Ngủ dậy cảm giác mệt mỏi, chân tay run rẩy, phản ứng nhiều khi không chính xác. Mẹ tôi còn đang bị đau mỏi vai gáy, liệu hai bệnh này có liên quan gì đến nhau không? Và nếu chữa thì chữa ở đâu? Tôi xin cám ơn.

    1. Thu Huyền Trả lời

      Bệnh đau vai gáy cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến mất ngủ. Bác có tuổi nên khi không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, phản ứng chậm, thiếu linh hoạt và không chính xác, để càng lâu thì tình trạng bệnh càng nặng. Trường hợp của bác cần điều trị bệnh đau vai gáy trước. Bạn đến trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc dân tộc để bác sĩ khám uống thuốc kết hợp với các dịch vụ điều trị như châm cứu, xoa bóp bấm huyệt tình trạng bệnh của bác sẽ khỏi. Ngoài ra, ở đó là thuốc thang có thể kết hợp nhiều vị khác nhau, vừa chữa đau vai gáy vừa chữa mất ngủ rất hiệu quả.

      1. Hoàng Văn Nhất Trả lời

        Cám ơn bạn đã chia sẻ, cho tôi hỏi Trung tâm thuốc dân tộc ở đâu vậy bạn, cuối tuần này tôi sẽ cho mẹ qua đó khám

        1. Thu Huyền Trả lời

          Trung tâm thuốc dân tộc ở 132 Ô Chợ Dừa, bạn vào đây mà tìm hiểu thêm
          http://www.thuocdantoc.org/

  9. Nguyen diu Trả lời

    E nam nay 27 tuổi. Dao này e kém ăn lại hay mất ngủ cơ thể xanh xao.e muốn hỏi đó là dấu hiệu của bệnh gì và tư vấn cho e cách phòng và điều trị.e cảm ơn nhiều ạ!

    1. Nhật Minh Trả lời

      Những gì em nói rất có thể em bị suy nhược cơ thể dẫn đến kém ăn, mất ngủ. Với tình trạng mất ngủ cấp tính em có thể sử dụng một số loại thực phẩm chữa mất ngủ để nấu ăn hàng ngày như hạt sen, long nhãn, rau rút… Nếu bị mất ngủ mãn tính thì em chuyển qua sử dụng thuốc đông y, có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng và chống mất ngủ rất tốt

    2. Nguyen diu Trả lời

      Thuốc đông y thì mua ở đâu vậy chị? e thấy giờ bán thuốc tây nhiều chứ ai bán thuốc đông y đâu. Mà thuốc đông y là thuốc nam hay thuốc bắc vậy? chị cho e xin câu trả lời. e cám ơn.

      1. Liên Trả lời

        Thuốc đông y là bao gồm cả thuốc Nam và thuốc bắc em nhé. Giờ người Việt ưa chuộng thuốc tây vì nó trị bệnh nhanh, dễ dàng sử dụng nên các cửa hàng thuốc tây mọc lên như nấm. Em muốn chữa bệnh mất ngủ thì đến 132 Ô Chợ Dừa, ở đó có thuốc chữa bệnh mất ngủ rất tốt là Định tâm an thần thang. Mẹ chị đã chữa ở đó và khỏi. Thuốc này còn chữa cả bệnh cao huyết áp cho mẹ chị nữa.
        http://www.thuocdantoc.org/thuoc-thao-duoc-dong-y-chua-benh-mat-ngu.html

  10. Min moi sinh e be dc 2 thag gan day mk co nhug trieu chung mat ngu ve dem ngay ko ngu dc moi cu hay nghi linh tinh mk dang cho con bu ko biet co cach nao de chua chi ma ko can dung den thuoc ko

    1. Nhật Linh Trả lời

      Phụ nữ sau sinh rất hay bị mất ngủ về đêm, Bạn thử các cách sau xem có hiệu quả không? Dùng tim sen nấu nước uống, hạt sen chế biến các món ăn hàng ngày cũng rất tốt… ngoài ra trước khi đi ngủ bạn ngâm chân vào nước ấm 40-50 độ để máu lưu thông, dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Quan trọng nhất là bạn phải luôn để đầu óc thoải mái, trành suy nghĩ những chuyện không cần thiết

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.