Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường hay xuất hiện ở nhiều người, mặc dù đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, bạn hoàn toàn có thể khắc phục được nhưng nếu không sớm thực hiện các biện pháp điều trị thì sẽ trở thành một căn bệnh nguy hiểm và người bệnh cũng sẽ không lường trước được những hậu quả mà căn bệnh có thể gây ra. Dưới đây là phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất bạn nên xem qua.
Bên cạnh việc điều trị rối loạn tiền đình bằng thuốc theo chỉ định người bệnh cũng cần phải có những kiến thức thông thường để có thể xử lí tốt những triệu chứng mà bệnh gây ra ngay tại nhà hoặc đang trong lúc ra ngoài, trong lúc làm việc hiệu quả. Dưới đây là phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất bạn nên tham khảo.
I. Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình không nên bỏ qua
Nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, bệnh rối loạn tiền đình khi vừa xuất hiện người bệnh sẽ nhanh chóng nhận biết sớm các triệu chứng điển hình của bệnh gây ra như: Chóng mặt, đi đứng không vững, đau đầu, buồn nôn, hoa mắt, ù tai…. Việc làm đầu tiên mà người bệnh hướng tới đó chính là bạn cần phải nhanh chóng đến trung tâm y tế để khám bệnh.
Hiện nay trên thị trường nước ta có khá nhiều loại thuốc chữa trị rối loạn tiền đình, tuy nhiên mỗi loại thuốc điều trị điều có biệt dược và thành phần riêng biệt. Người bệnh không thể tự ý sử dụng thuốc điều trị rối loạn tiền đình theo cảm tính. Vì nếu dùng thuốc mà không tuân thủ theo chỉ định sẽ gây ra những hậu quả không lường khiến bệnh còn trở nên nghiêm trọng hơn.
1. Xét nghiệm chuẩn đoán bệnh
Thực tế các nhà khoa học đã chứng minh, rối loạn tiền đình thường xuất hiện ở hai dạng chính là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Mức độ bệnh sẽ được biểu hiện ở cấp tính và mãn tính.
Do đó ngoài việc khám lâm sàng bác sĩ cần phải làm một số xét nghiệm cần thiết như: caloric testing (nhỏ nước lạnh, ấm vào tai để kích thích phản ứng rung giật nhãn cầu); chụp X-Quang, xét nghiệm máu… để chuẩn đoán bệnh chính xác hơn. Từ đó sẽ có liệu trình điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.
2. Dùng thuốc điều trị
#Điều trị chứng rối loạn tiền đình ngoại biên:
- Chuẩn đoán: Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc để làm việc, học tập hay xem phim, chơi game, làm việc quá nhiều… một số thói quen không tốt trên đây cũng sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu cho sức khỏe, làm chậm quá trình máu lưu thông lên não gây ra các triệu chứng điển hình như: Chóng mặt, bất an, nôn nhiều, ù tai, cảm giác đầy bụng….
- Điều trị: Cinnarizin (Stugeron) thuộc nhóm thuốc histamin H1, sulpiride 50mg, diazepam 5mg, diazepam 10mg, paracetamol 500mg, floctafenine, diclofenac 50mg, piracetam, Ginkgobiloba 40mg, hoạt huyết dưỡng não, lunarizin (Nomigrain, hepen, Fluzine),Vinpocetin… giúp cải thiện tình trạng chóng mặt, an thần, giảm đau, tăng tuần hoàn máu lên não.
#Điều trị chứng rối loạn tiền đình trung ương:
- Chuẩn đoán: Được xác định là do có sự tổn thương ở nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân được xác định là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu… khiến máu không được lưu thông hết đến não. Tương tự các triệu chứng của bệnh cũng giống với dạng rối loạn tiền đình ngoại biên, tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn và nôn xuất hiện nhiều hơn rất nhiều.
- Biến chứng: Bệnh ở giai đoạn đầu không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu làm ảnh hưởng sinh hoạt. Về sau chứng rối loạn tiền đình trung ương tiến triển, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ gây ra những biến chứng như: Viêm tai giữa, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, cột sống…
- Điều trị: Các nhóm thuốc như thuốc kháng histamin, kháng cholineric hoặc chẹn kênh calci (Funarizine, Cinarizine, Cinnarizin) … Thuốc được dùng theo toa nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây ra tác dụng phụ như gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, trầm cảm, hội chứng Parkinson… Người bệnh cũng cần lưu ý dùng thuốc tân dược cần phải có sự chỉ định và giám sát từ bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua về sử dụng.
II. Người bệnh rối loạn tiền đình nên cải thiện lối sống hàng ngày
1. Chế độ ăn uống:
Người bệnh rối loạn tiền đình cần phải có chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng vitamin cần thiết như A, C, E, D, B6, chất sắt…. có trong trái cây tươi, rau củ quả giúp hỗ trợ và điều trị rối loạn tiền đình, giảm các triệu chứng chóng mặt, đau đầu hiệu quả.
Uống nhiều nước trong ngày từ 2-2.5 lít/ ngày giúp cơ thể khoẻ khoắn, tinh thần tỉnh táo, hạn chế tình trạng mất nước xảy ra.
Tránh ăn uống các loại thực phẩm ngọt hay quá mặn, sử dụng thức uống có ga, nhiều đường… sẽ làm tăng thể tích dịch của cơ thể và của tai trong, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuyệt đối không uống cà phê hay thức uống có cồn như bia, rượu… vì sẽ làm ù tai nặng hơn, gây lợi tiểu làm mất nước.
Các loại thực phẩm có chứa axit amin Tyramine như: Rượu vang đỏ, gan gà, thịt xông khói, sữa chua, chocolate…. bạn không nên sử dụng vì nó có thể gây nhức đầu.
2. Chế độ sinh hoạt:
Ban đêm nên để đèn ngủ sáng cho dễ quan sát sự vật xung quanh, lúc tỉnh dậy đi vệ sinh trong đêm người bệnh sẽ không bị té, ngã gây chấn thương.
Trong lúc làm việc bệnh nhân tuyệt đối không được ngồi một chỗ quá lâu mà cần phải đi đứng vận động thường xuyên để tránh tình trạng chóng mặt, hoa mắt tái phát.
Không quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng.
Nên giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ hạn chế căng thẳng, stress kéo dài trong nhiều ngày.
Với người bệnh rối loạn tiền đình không nên làm việc ở môi trường leo trèo có độ cao điều này có thể gây ra hiện tượng chóng mặt đột xuất nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng của bạn.
Hạn chế đọc sách báo khi ngồi xe, đi tàu, trong thời gian có cảm giác bị chóng mặt, hoa mắt ngay lập tức bạn nên ngồi hoặc nằm ngay xuống.
Bệnh nhân cần phải dành cho bản thân ít nhất 30-40 phút/ ngày để luyện tập thể dục thể thao bằng các bài tập đơn giản như yoga, đi bộ, bài tập về cổ, mắt, đầu… giúp cải thiện và ngăn ngừa bệnh xuất hiện.
⇒ Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình thông qua các bước được nêu trên, hi vọng người bệnh sẽ tuân thủ việc điều trị bệnh bằng thuốc kết hợp với biện pháp phòng ngừa bệnh mang lại kết quả cao.
Song Lam
BẠN NÊN XEM THÊM:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!