Những nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên thường xảy ra do ăn uống không đúng cách, yếu tố tâm lý, mắc các bệnh mãn tính, tuổi tác gây ra,… Việc tìm hiểu rõ các nguyên nhân sẽ giúp bạn khắc phục bệnh mất ngủ hiệu quả.
Mất ngủ là một vấn nạn rất phổ biến hiện nay, không chỉ người cao tuổi mới có nguy cơ mắc bệnh mà có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào với nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo các nghiên cứu khoa học về giấc ngủ cho biết trung bình mỗi người mỗi ngày nên ngủ 7-8 tiếng để đảm bảo có sức khỏe thật tốt. Một giấc ngủ được xem là có chất lượng khi đảm bảo các yếu tố: ngủ đủ giờ, giấc đủ sâu, sau khi thức dậy phải cảm thấy cơ thể thoải mái, tinh thần sảng khoái.
Để giúp mọi người có được một giấc ngủ chất lượng, chúng tôi sẽ chỉ ra các nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ thường xuyên kéo dài
Nguyên nhân gây mất ngủ thường xuyên kéo dài
Mất ngủ thường xuyên kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như đời sống sinh hoạt. Nhiều người thường cho rằng chỉ có những người cao tuổi hay người lo lắng, suy nghĩ nhiều, sử dụng cà phê, trà trước khi đi ngủ mới có nguy cơ mất ngủ, chứ người bình thường thì không sao. Nhưng câu trả lời là nguyên nhân gây mất ngủ có rất nhiều mà có những nguyên nhân mà bạn không ngờ đến.
12 nguyên nhân sau đây sẽ làm sáng tỏ những nghi vấn trên
1. Các yếu tố từ môi trường xung quanh
Các yếu tố từ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. hãy tưởng tượng bạn có thể ngon hay không khi xung quanh bạn đầy tiếng ồn. Tiếng xe cộ, tiếng đóng, mở cửa mạnh, người nói chuyện huyên thuyên,… và thậm chí bạn cùng phòng hay chung giường có thói quen ngáy to, nói mớ thì làm sao bạn có thể ngủ ngon giấc được. Người ta cho rằng, đi vào giấc ngủ phải trải qua 5 bước là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu và ngủ mơ màng. Trong đó, giai đoạn 1 và 2 là thời khắc rất dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn.
Bên cạnh tiếng ồn thì các yếu tố nhiệt độ phòng quá lạnh, quá nóng, đèn quá sáng, ánh sáng rọi thẳng vào mặt, mắt hoặc giường ngủ không thoải mái cũng sẽ khiến bạn không có một giấc ngủ ngon và sâu.
Một môi trường chứa các chất độc hại hay tồn tại hóa chất trong không khí cũng là nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ.
2. Sử dụng chất kích thích
Bạn có biết chất caffeine trong cà phê, trà hay nicotine trong thuốc lá là những chất kích thích ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bạn. Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nếu muốn sử dụng cà phê hay trà thì tốt nhất bạn nên dùng vào buổi sáng, tránh sử dụng trước khi đi ngủ.
3. Ăn uống không đúng cách
Nếu bạn để dạ dày mình hoạt động quá mức, quá căng do ăn no sẽ khiến bạn rất khó chịu và không thể có một giấc ngủ thật ngon được. Lời khuyên dành cho bạn là nên ăn tối cách giờ đi ngủ khoảng 3 giờ.
Bên cạnh đó, để bụng trong tình trạng quá đói cũng khiến bạn không thể ngủ ngon được. Để khắc phục vấn đề này bạn có thể uống một ly sữa ấm hay dùng nhẹ một vài chiếc bánh quy sẽ làm bao tử cảm thấy dễ chịu hơn.
Ngoài ra, các thức ăn nhiều dầu mỡ hay cay nóng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, gây cản trở cho giấc ngủ.
4. Thay đổi múi giờ
Mất ngủ do thay đổi múi giờ là tình trạng thường xuyên gặp phải ở những người đi du lịch khá lâu hay làm việc, học tập ở những nơi có múi giờ khác xa với nơi đang sinh sống. Khi ấy, đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn chưa thích ứng với sự thay đổi múi giờ gây ra chứng mất ngủ, khó ngủ.
5. Áp lực cuộc sống gây suy nghĩ quá độ
Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nặng nề nhất đến mất ngủ thường xuyên chính là yếu tố về tâm lý. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nỗi âu lo riêng, từ áp lực công việc, áp lực tài chính, mối quan hệ trong gia đình, đến những nỗi lo về tương lai, sự kì vọng quá cao nhưng không đạt được tạo thành một rào cản áp lực quá lớn.
Bên cạnh đó, chấn thương tâm lý quá mạnh như gặp biến cố mất người thân yêu, thân thiết, mất tài sản lớn,… sẽ khiến rơi vào buồn rầu, khiến tâm tư bực bội, đầu óc luôn trong trạng thái âu lo, suy nghĩ không thể ngủ được.
Nếu cơ thể cứ trong tình trạng này sẽ dẫn đến stress, gây ảnh hưởng không chỉ cho giấc ngủ mà còn nhiều tác hại trong đời sống.
6. Thói quen sinh hoạt
Một thói quen sinh hoạt không tốt cũng ảnh hưởng khá nhiều tới giấc ngủ. Phòng ngủ thiếu gọn gàng, sạch sẽ khiến cơ thể không thoải mái; phòng ngủ nhiều tiếng ồn, chật chội, bừa bộn; có thói quen xem ti vi, sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ; ban ngày ngủ quá nhiều, tập thể dục sát giờ đi ngủ,…Đó là những nguyên nhân làm gián đoạn giấc ngủ, khiến giấc ngủ khó khăn hơn.
7. Lịch làm việc
Với một số người do tính chất công việc phải làm ca đêm trong khi mọi người đều đang ngủ Tình trạng này khiến học sống với một cảm giác là mình không thể ngủ vào ban ngày trong khi người khác làm việc, sinh hoạt. Điều này khiến họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu ngủ lâu dài, nhưng không thể ngủ được.
Do đó, hãy lừa chính mình giữa 2 chu kỳ ngày và đêm bằng cách ngủ ngày trong phòng tối. Ban đêm sử dụng ánh sáng mô phỏng của ngày. Tốt nhất hãy điều chỉnh lịch làm việc của mình theo một chế độ bình thường hơn, tránh rơi vào tình trạng rối loạn giấc ngủ.
8. Dùng thuốc ngủ
Điều này tưởng chừng vô lý vì thuốc ngủ có tác dụng là giúp an thần, ngủ sâu hơn. Bạn có biết, tác dụng phụ của thuốc ngủ chính là khiến người dùng có thể bị nghiện hoặc không ngủ được nếu thiếu thuốc ngủ.
Cách tốt nhất là bạn nên tránh dùng thuốc ngủ để không phải gặp tác dụng phụ không mong muốn.
9. Các loại thuốc
Một số người hay sử dụng các thuốc đau đầu, chống viêm, thuốc lợi tiểu vì mục đích chữa bệnh. Nhưng vô tình chất cafein trong các thuốc này lại gây ra tác dụng phụ lá mất ngủ.
Bạn nên tham khảo: Dùng thuốc tây chữa mất ngủ nên hay không nên?
10. Thiếu hoạt động tình dục
Tình dục là nhu cầu không thể thiếu của nhiều người. Sau mỗi lần yêu rất nhiều hoocmon, chất hóa học trong cơ thể được phóng thích làm bạn dễ dàng đi vào giấc ngũ hơn. Người bị thiếu tình dục sẽ dễ rơi vào tình trạng mất ngủ, thậm chí có thể mơ đến chuyện “ân ái” với tần suất nhiều hơn, cả ngày lẫn đêm.
11. Do các bệnh mãn tính
Đôi khi nguyên nhân gây bệnh này lại không xuất phát từ các tác nhân chính gây hại có liên quan trực tiếp mà phải thông qua các căn bệnh khác. Người mắc các bệnh xương khớp, viêm xoang, nóng trong người, tiểu đêm, đau dạ dày,… sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, dẫn đến mất ngủ kéo dài thường xuyên.
12. Do tuổi già
Theo các nghiên cứu cho thấy càng về già thì các tạng của con người như tâm, tỳ, can, phế, thận sẽ bị lão hóa và suy yếu khiến người già ngủ không đủ giấc, thời gian ngủ cũng giảm sút đi. Họ rất hay khó ngủ về đêm, thức dậy sớm, một khi đã bị đánh thức thì khó lòng ngủ lại được. Chính vì lí do đó mà họ phải cưỡng chế mình bằng cách uống thuốc nhưng lại không kiểm soát liều lượng cũng như hậu quả dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Cách khắc phục chứng mất ngủ thường xuyên kéo dài
Để có thể chữa trị được chứng mất ngủ thường xuyên kéo dài thì quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh do đâu. Nếu cảm thấy mình đang rơi vào tình trạng thiếu ngủ trầm trọng và nhận thấy mình sức khỏe, tâm lý mình không ổn thì hãy tìm đến bác sĩ để được chuẩn đoán, khám chữa bệnh một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để khắc phục tình trạng mất ngủ thường xuyên kéo dài.
1. Vệ sinh giấc ngủ
Tạo cho mình một tâm trạng vui vẻ, thư thái, không căng thẳng, âu lo sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó cần vệ sinh ga trải giường, gối, chăn, nệm 2 lần/ tuần để tiêu diệt vi khuẩn và bụi bẩn bám trên đó.
2. Rèn luyện sức khỏe thật tốt
Bạn nên vận động thân thể để giảm thiểu stress. Mỗi buổi sáng và buổi chiều tối nên dành ra khoảng 30 phút- 1h để tập thể dục bằng cách đi bộ, chạy bộ, yoga. Lư ý trong vòng 1,5 tiếng trước đi ngủ không nên tập thể dục.
Bên cạnh đó hãy tập các động tác thư giãn, hít thở đều đặn, xoa đầu mặt cổ, bấm huyệt để an thần, định tâm hơn.
3. Không dùng các chất kích thích, thuốc lá, đồ uống có cồn
Sử dụng cà phê tách biệt với giờ đi ngủ ít nhất là 6 giờ.
Bỏ thuốc lá sẽ khiến bạn cải thiện giấc ngủ đáng kể.
Các đồ uống có cồn sử dụng với lượng nhiều sẽ gây thức giấc và ngủ không được sâu.
4. Sử dụng các phương pháp dân gian
Một số bài thuốc đông y có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị mất ngủ thường xuyên kéo dài với ưu điểm và dễ tìm, không độc, không gây tác dụng phụ.
Hạt sen, long nhãn, mật ong, đậu xanh, táo tàu có tác dụng an thần, trị mất ngủ.
Các thực phẩm như như chuối, các loại hạt quả, … giúp điều hòa giấc ngủ.
Các cây thuốc như lạc tiên (nhãn lồng) có thể dùng đơn lẻ, luộc hoặc hấp, dùng trong bữa cơm như rau sẽ giúp ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó có thể kết hợp lạc tiên với lá dâu tằm, lá vông, tim sen nấu cùng nhau lấy nước uống trị mất ngủ rất tốt.
Ngoài ra, trúc diệp (lá tre), toan táo nhân (hột trái táo chua) nấu nước uống thay trà, giúp giấc ngủ ổn định hơn, an thần, giấc ngủ sâu hơn.
Trên đây chúng tôi đã chỉ ra các nguyên nhân cũng như các khắc phục mất ngủ thường xuyên kéo dài. Hi vọng qua những gì vừa cung cấp, quý độc giả đã biết mình bị mất ngủ do đâu và chữa trị thế nào là hợp lý nhất. Người ta thường nói “giấc ngủ quý như vàng”, do đó, hãy để mình có được một giấc ngủ chất lượng, một sức khỏe dồi dào. Có như thế công việc và đời sống mới gặt hái được nhiều thuận lợi!
Thân chào!
Thực hiện: Thiên Bình
Mời xem thêm:
Bình luận
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!