Mất ngủ, tê bì chân tay: nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ, tê bì chân tay là dấu hiệu thường gặp ở rất nhiều người, đây không phải là triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu trường hợp này thường lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có nguy cơ mắc các bệnh lí liên quan đến thần kinh và xương khớp… Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị khắc phục chứng mất ngủ, tê bì chân tay là vấn đề rất cần thiết hiện nay.

Nguyên nhân gây mất ngủ, tê bì chân tay

[1] Ngủ sai tư thế:

Khi ngủ nhiều người thường nằm trong tư thế ngiêng mình hoặc có thể nằm ngửa nhưng lại nằm ở tư thế này rất lâu không chịu trở mình, chính thói quen thiếu khoa học này sẽ khiến cho các mạch máu và thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông và gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ tê bì chân tay.

[2] Do ảnh hưởng thời tiết:

Đối với một số người có hệ miễn dịch kém khi gặp phải thời tiết thay đổi đột ngột (từ nóng chuyển sang lạnh) sẽ gây rối loạn cảm giác khiến cho chân tay tê bì, nhức mỏi khó chịu kéo dài gây mất ngủ.

[3] Tác dụng phụ của thuốc tây y:

Một số nhóm thuốc có chứa corticoid ( prednisolone, dexamethasone, beta-methasone…) hay thuốc kháng viêm không steroid ( aspirin, diclofenac, ketoprofen, ibuprofen…) khi sử dụng quá liều  và không đúng chỉ định của các trường hợp bệnh lí sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, xảy ra phản ứng tê hoặc cảm giác nhức nhói ở các khớp tay và chân.

[4] Do ăn uống thiếu chất:

Ăn uống rất cần thiết đối với sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên, trong quá trình ăn uống không bổ sung đủ một số vitamin nhóm B (B1; B6; B12), acid folic, calci, kali… lâu ngày làm cho cơ thể gầy yếu, thể lực suy kém cũng gây ra chứng tê bì chân tay. Bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai, người gầy yếu, suy dinh dưỡng, trẻ em kém ăn, người già…

[5] Bị thiếu máu:

Theo các chuyên gia y tế cho biết, não được xem là cơ quan trung ương, mọi sự biến đổi của não dù là nhỏ nhất cũng sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nếu não bị thiếu máu hoặc máu không đưa lên đến não thì chúng sẽ gây ra tình trạng chân, tay có cảm giác tê, khó chịu kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, mắt mờ…

[6] Do bệnh nghề nghiệp:

Ở một số công việc như công nhân làm công việc khuân vác, vận chuyển hàng hoá,  người đi bộ nhiều hoặc ngồi lâu một chỗ ít di chuyển…. mắc phải chứng đau nhức, tê bì chân tay.

[8] Mắc các bệnh lí về xương khớp:

Thường gặp ở một số bệnh như: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống, viêm khớp, phong tê thấp,  viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ thần kinh… khiến cho dây thần kinh bị chèn ép hoặc lệch hướng gây đau nhức khó chịu, cảm giác tê bì. Ngoài ra, dấu hiệu này còn gặp ở một số đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, xơ vữa động mạch, béo phì, nhiễm phong, lao, thương hàn, nhiễm một số vi rút…..

Tuỳ vào tần suất mà  chứng mất ngủ, tê bì chân tay gây ra, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng theo một số biện pháp điều trị sau đây:

Hướng dẫn cách điều trị mất ngủ, tê bì chân tay

1. Điều trị mất ngủ, tê bì chân tay không dùng thuốc:

+ Đối với người trẻ tuổi nên sắp xếp thời gian học tập và làm việc phù hợp, không ráng quá sức. Hạn chế khuân vác nặng, vận động tay chân nhiều hơn….

+ Có chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng nhất là vitamin nhóm E, B1, B6, B12…  không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá, đồ uống có ga và các gia vị cay nóng.

+ Nên ngủ đủ giấc (8 tiếng một ngày) hạn chế thức quá khuya , không nên ngủ trưa nhiều chỉ nằm trong thời gian 15-30 phút là tốt nhất.

+ Khi ngủ cần phải đổi tư thế ít nhất 1 tiếng một lần, không nên nằm quá lâu với một tư thế.

+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày tạo khí huyết lưu thông chống tê bì tay chân, nâng cao sức khoẻ và thư giãn tâm lý. Người bệnh nên lựa chọn một số bài tập thể dục nhẹ vừa sức như đi bộ, tập yoga, ngồi thiền, bơi lội….

+ Trước khi ngủ nên tắm nước ấm giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

+ Vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ bạn chỉ cần nhẹ nhàng xoa bóp ở bàn tay, bàn chân, trán và vận động tay chân trong thời gian 5-10 phút giúp khí huyết lưu thông phòng tránh tê bì chân tay.

2. Điều trị mất ngủ, tê bì chân tay  bằng tây y:

Một số loại thuốc chữa trị bệnh như thuốc giảm đau chống viêm không steroid, paracetamol, vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm. Thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Còn ở một số trường hợp mất ngủ tê bì chân tay do bệnh lí gây ra thì cần phải căn cứ vào từng loại bệnh, mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Lưu ý: Khi sử dụng bất kì loại thuốc tây y nào để điều trị triệu chứng mất ngủ, tê bì chân tay người bệnh cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không dùng thuốc theo cảm tính khi không xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là do đâu, dùng thuốc không đúng liều lượng, sai cách sử dụng… sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn, tốn nhiều thời gian điều trị.

3. Điều trị mất ngủ, tê bì chân tay  bằng đông y:

  • Bài thuốc sắc uống:

+ Thành phần: Bạch thược, bạch chỉ, mạch môn, quy đầu, thần khúc, sài hồ (mỗi thứ 10g); Bạch truật, táo, hoài sơn ( mỗi thứ 12g); đẳng sâm 16g; Cát cánh 9g; Phòng phong, biển đậu (mỗi thứ 8g); Cam thảo 6g; Can khương và quế chi (mỗi thứ 4g).

+ Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

Kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian 5-7 ngày các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm, người bệnh dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn. Ngoài ra,  bạn có thể sử dụng bài thuốc sau đây cũng mang lại kết quả cao như sau: Tục đoạn, ngưu tất, mộc qua, quy đầu, kỉ tử tang kí sinh ( mỗi thứ 12g); Táo nhân , bạch thược (mỗi thứ 12g); Mạch môn 10g, Xuyên khung 8g, Trích thảo 6g. Sắc uống.

  • Bài thuốc xông hơi:

+ Thành phần: Khung cùng, sinh địa, đỗ trọng, hoàng bá, sài hồ (mỗi thứ 12g); Hồng hoa, kê huyết đằng, thư cân thảo (mỗi thứ 15g); Ma hoàng, cúc hoa, quế chi  (mỗi thứ 9g); Tế tân 3g; thổ nguyên 3g; Tang diệp 6g; Tri mẫu 6g.

+ Cách dùng:  Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm sắc thuốc cùng với 1,5 lít nước, bắt lên bếp đun trong thời gian 15-20 phút. Sau đó đem nước thuốc này để xông hơi toàn thân.

Với ưu điểm là những bài thuốc được chiết xuất từ các loại thảo dược trong thiên nhiên lành tính nên rất an toàn cho người dùng mà không hề lo sợ tác dụng phụ của thuốc gây ra. Tuy nhiên, thời gian điều trị nhanh hay chậm còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, mức độ bệnh và cơ địa hấp thu thuốc của mỗi người. Vì thế, để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả bệnh nhâ n cần phải kết hợp tất cả các yếu tố trên đây mới có thể mang lại kết quả cao, bệnh khắc phục triệt để.

3. Điều trị mất ngủ, tê bì chân tay  bằng dân gian

  • Bài thuốc từ lá ngải cứu:

Trong đông y, lá ngải cứu có tính nóng ấm, vị cay, thường được dân gian sử dụng làm thuốc điều kinh, chữa đau bụng kinh, an thai, lưu thông khí huyết, điều trị tê bị chân tay rất hiệu quả.

Thực hiện: Dùng một nắm lá ngải cứu tuơi rửa sạch, cho vào nồi thêm một ít muối hạt cùng với 1.5 lít nước, sau đó bắt lên bếp đun sôi. Sau khi nước sôi tắt bếp chờ nước nguội (còn ấm) bắt đầu ngâm tay, chân. Thực hiện cách làm này mỗi ngày sẽ làm cho các mạch máu được giãn nở giúp máu lưu thông bệnh được khắc phục.

Ngoài ra, nếu không tìm được lá ngải cứu bạn có thể thay thế nguyên liệu này bằng gừng tươi hoặc quế. Gừng tươi và quế giả nát thực hiện tương tự như cách làm trên cũng sẽ mang lại kết quả cao.

  • Bài thuốc từ  cỏ trinh nữ 

Cỏ trinh nữ, hay còn gọi là cây xấu hổ được biết đến là loại cỏ có tính hơi hàn, vị ngọt, được dùng để làm dịu các cơn đau, hạ áp, chữa thấp khớp, mất ngủ. Cỏ trinh nữ có thể dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô để dùng dần. Dưới đây là cách sắc cỏ trinh nữ làm thuốc chữa tê bì chân tay được thực hiện như sau:

Lấy khoảng 20-25g cỏ trinh nữ đem rửa sạch sau đó tẩm qua với rượu trắng cho thơm (để khoảng 10-15 phút). Tiếp đến, cho nguyên liệu này vào ấm sắc thuốc cùng với 400ml nước lạnh. Bắt lên bếp đun lửa nhỏ cho đến khi nào nước thuốc còn khoảng 100ml thì dừng lại. Chắt nước thuốc ra ngoài bát, chia ra làm 2 lần uống, uống trong ngày sau mỗi bữa ăn.

Sau khi thực hiện các biện pháp trên nhưng bệnh vẫn không có phần cải thiện, các triệu chứng thường xuyên tái phát và mức độ tăng lên thì người bệnh nên đến trung tâm y tế để khám và điều trị theo chỉ định cũa bác sĩ. Tránh một số biến chứng nguy hiểm xảy ra như mất ngủ mãn tính, bị teo khớp, tê liệt… ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng đi lại của người bệnh.

Chia sẻ thêm:

Ẩn

Bình luận

Mất ngủ, tê bì chân tay: nguyên nhân và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.