Bệnh suy nhược cơ thể sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Có rất nhiều chị em gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể sau sinh, đây không phải là tình trạng hiếm. Hiện tượng này khiến sức khỏe của người mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng lại gây tác hại khá lớn cho quá trình chăm sóc bé.

Nếu không nhận biết bản thân mình đang suy nhược cơ thể và khắc phục kịp thời, các chị em dễ gặp các triệu chứng khá nguy hiểm. Sau đây, mời các bạn độc giả theo dõi những thông tin về suy nhược cơ thể qua bài viết dưới đây:

I. Dấu hiệu suy nhược cơ thể sau sinh

Quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày khiến cho cơ thể người mẹ đã phải dành hết toàn bộ sức lực và năng lượng cho việc nuôi dưỡng thai nhi. Khi sinh con, lại mất đi một lượng máu, mồ hôi và nước mắt khá lớn.

suy nhược cơ thể sau khi sinh
Có khá nhiều chị em bị mắc chứng suy nhược cơ thể sau khi sinh.

Các mẹ còn phải trải qua cả một hành trình dài chăm sóc con khiến họ bị áp lực, căng thẳng và tiêu hao khá nhiều sức lực. Nếu không được bồi dưỡng, người mẹ rất dễ mắc chứng suy nhược cơ thể sau khi sinh.

Hiện nay, chứng suy nhược cơ thể sau khi sinh đang trở thành vấn đề đáng báo động. Có rất nhiều ghi nhận về tỷ lệ sản phụ sau khi sinh bị suy nhược ngày một gia tăng khiến chị em rơi vào trạng thái trầm cảm. Từ đó, có những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và chính con mình.

Các chị em nên nhận biết những dấu hiệu suy nhược cơ thể sau sinh như sau:

  • Ít sữa hoặc mất hẳn khả năng tạo sữa cho con.
  • Tâm tính thay đổi, thường xuyên cáu gắt, giận hơn và khó chịu vô cớ.
  • Thường ngồi lầm lì, lẩm bẩm một mình, chán nản mọi thứ kể cả con mình.
  • Tinh thần dần dần bị suy sụp, hay khóc la và có những suy nghĩ tiêu cực
  • Ăn kém không ngon miệng, sút cân rõ rệt, thường xuyên mất ngủ, hay bị đau đầu, hoa mát, choáng váng, chóng mặt, cơ thể mỏi mệt.
  • Hay quên, không thể tập trung, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, da tái xanh, tay chân lạnh, sợ gió.
  • Suy giảm ham muốn gối chăn vì nội tiết tố estrogen giảm sau khi sinh con.

Việc các chị em kịp thời phát hiện chứng suy nhược cơ thể sau khi sinh rất quan trọng, vì việc này quyết định kết quả điều trị. Hạn chế được nguy cơ tái phát bệnh. Khi bản thân có những dấu hiệu trên, chị em nên tìm hiểu giải pháp khắc phục nhanh chóng.

II. Suy nhược cơ thể sau sinh có nguy hiểm không?

Khi chị em gặp chứng suy nhược cơ thể sau khi sinh thường ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sức khỏe và tinh thần như:

1. Về thể chất

Lúc sinh con, cơ thể mẹ tiêu hao rất nhiều năng lượng và sức lực để con ra đời khỏe mạnh. Sau khi sinh, mẹ phải đảm bảo cho việc tích trữ năng lượng và dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con. Trong Y học cổ truyền, hậu sản là giai đoạn người phụ nữ dễ bị hao tổn khí huyết, cơ thể suy nhược gây đau bụng, huyết ra nhiều, sốt, thiếu sữa, buồn nôn, huyết áp thấp, đi vệ sinh khó khăn…

2. Về tinh thần

Suy nhược cơ thể khiến các chị em gặp những vấn đề về tinh thần. Sản phụ dễ căng thẳng, vô vọng hoặc quá nhạy cảm với những thay đổi trong đời sống như phải chăm con, quan hệ vợ chồng hoặc công việc.

suy nhược tinh thần
suy nhược cơ thể khiến mẹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần.

Những phụ nữ suy nhược cơ thể sau sinh luôn mệt mỏi, mất ngủ, thờ ơ với cuộc sống, lâu ngày dễ bị mắc chứng trầm cảm và phát sinh những hành động không thể kiểm soát, gây nguy hiểm cho con, bản thân và những người xung quanh.

Đọc thêm: Loại sữa nào tốt cho người suy nhược cơ thể?

III. Cách khắc phục suy nhược cơ thể sau sinh tốt nhất

Khi bị suy nhược cơ thể sau sinh, các chị em cần cân đối giữa chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi để tinh thần và thể được hồi phục. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp khoa học, cải thiện chứng suy nhược cơ thể hiệu quả:

Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học
Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học sẽ giảm được tình trạng suy nhược cơ thể.
  • Cần lựa chọn chế độ ăn uống nhiều rau xanh như súp lơ, cái xanh, bí đỏ, cà rốt… để bổ sung vitamin và acid folic cho cơ thể.
  • Những lúc phải làm việc với cường độ cao hoặc lao động trí óc quá mức… cần thiết lập một chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, hơn hết là đảm bảo giấc ngủ trưa từ 30 phút để não bộ hồi phục năng lượng.
  • Giảm căng thẳng, áp lực bằng những chuyến đi nghỉ cuối tuần như dã ngoại, đi bộ vào buổi tối và sáng sớm, điều chỉnh nhịp thở để tinh thần thư thái
  • Xoa bóp chân tay, vùng lưng và các khớp gối để cơ bắp thư giãn và được nghỉ ngơi, xua tan các chứng trầm cảm, lo âu và rối loạn thần kinh.
  • Cần tránh xa rượu bia và thuốc lá vì đây là kẻ thủ đối với sức khỏe và khiến các loại thuốc chống suy nhược kém hiệu quả.
  • Cần cắt giảm lượng cafein hàng ngày, vì đây cũng là chất kích thích khiến bạn mất ngủ và tâm lý bất an. Ngoài ra, các chị em cũng nên hạn chế uống trà, soda hoặc chocolate vì những chất này cũng tương tự như cà phê.
  • Cần tuân thủ lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để được chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các chị em tránh được chứng suy nhược cơ thể sau khi sinh, từ đó lấy lại sức khỏe và tinh thần, cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp chăm con tốt hơn.

Minh Vy

Độc giả tìm hiểu thêm:

Bình luận

Bệnh suy nhược cơ thể sau sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *