Những tác hại suy nhược cơ thể gây ra cho người bệnh

Suy nhược cơ thể là bệnh thường gặp ở rất nhiều người hiện nay khi chúng ta thường xuyên đối mặt với những khó khăn trong công việc, cuộc sống gia đình, học tập, ăn uống thiếu chất… dần dần cơ thể mệt mỏi dẫn đến suy nhược. Nếu bệnh chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau đó cơ thể dần ổn định lại thì không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài nhiều tháng hoặc suốt cả năm thì chắc chắn bạn sẽ phải gặp phải những tác hại nguy hiểm.

Suy nhược cơ thể hay còn gọi là “bệnh của thời hiện đại”, khi bệnh xuất hiện làm cho cơ thể bạn có cảm giác mệt mỏi, gầy yếu, xanh xao, chóng mặt, kiệt sức…  xuất hiện triền miên và kéo dài nhưng không phải bắt nguồn từ sự gắng sức nên cảm giác này không mất đi khi nghỉ ngơi.

Trên thực tế, suy nhược cơ thể suy nhược cơ thể không phân biệt giới tính, độ tuổi nhưng theo thống kê trên thế giới bệnh thường xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới (chiếm tỉ lệ 80%  nữ giới thường gặp trong các trường hợp mang thai, phụ nữ sau sinh, người ốm mới dậy hoặc dân văn phòng…) khiến cho bệnh nhân gặp phải những biến  chứng như:

Hậu quả khi mắc bệnh suy nhược cơ thể không được khắc phục sớm

  • Rối loạn cảm xúc:

Thông thường khi bệnh vừa mới phát triển một phần là do ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lí của người bệnh. Vì thế nhiều bệnh nhân khi đang mắc bệnh tâm trạng dễ bị kích động không làm chủ được cảm xúc của chính mình, tất cả điều mang tính tự phát và không kìm chế được cảm xúc cũng như hành vi.

Bệnh nhân trong trường tình trạng này người nhà cần phải theo dõi 24/24 để không gây ra những hành vi mất kiểm soát gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người bệnh và những người xung quanh.

  •  Suy giảm trí nhớ:

Bệnh diễn biến trong khoảng thời gian dài, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn thần kinh, trí nhớ giảm sút thường hay quên, mất tập trung trong công việc cũng như học tập.

  • Giấc ngủ không cân bằng:

Giấc ngủ không đảm bảo, đôi khi bạn ngủ quá nhiều mà không kiểm soát được thời gian hoặc có lúc ngủ chập chờn, ngủ không sâu giấc, mất ngủ kéo dài trong vài ngày có khi  là vài tuần. Tình trạng này kéo dài liên tục sẽ khiến cho cơ thể bạn có sự thay đổi về nội tiết tố, cân nặng, trí nhớ, người hốc hác mất sức sống.

  • Dễ bị ngất xỉu:

Bệnh gây ra chủ yếu là do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng sẽ làm cho cơ thể bị suy nhược. Lúc này cơ thể không hấp thu đầy đủ các chất dinh dưỡng cộng với sức khoẻ yếu, lượng máu cung cấp cho các hoạt động diễn ra trong ngày không đủ … hạ đường huyết đột ngột, từ đó sẽ dẫn đến ngất xỉu.

  • Mất tập trung trong công việc:

Cơ thể mệt mỏi, luôn có cảm giác bồn chồn, lo lắng, bất an làm việc mất tập trung hoặc khi đưa ra một quyết định nào đó người bệnh còn do dự và đưa ra những lời phát biểu không đúng đắn và kịp thời. Đôi khi, lại có cảm giác buông xuôi, không muốn làm việc hay suy nghĩ bất cứ điều gì.

  • Ăn uống thất thường:

Việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều rất cần thiết đối với người bệnh suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, cơ thể người bệnh rơi vào nhiều trạng thái khác nhau chẳng hạn như thèm ăn, ăn quá nhiều hoặc cũng có thể sợ ăn nên không ăn uống gì được.

Một vấn đề nghiêm trong nhất thường xảy ra ở những người bệnh suy nhược cơ thể đó chính là họ sợ ăn ( sợ một số thức ăn chứa nhiều chất đạm, thành phần dinh dưỡng cao thay vào đò họ chỉ ăn những thực phẩm như đồ ăn nhanh, thức ăn chứa thành phần dinh dưỡng thấp…) điều này sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

Bệnh kéo dài trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng, mọi chức năng trong cơ thể điều thay đổi: mất ngủ, thiếu máu, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu bị co lại gây áp lực cho tim dẫn đến tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra,người bệnh còn có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm khác như: Suy dinh dưỡng, mất ngủ, bệnh tiểu đường…

Cần làm gì để cải thiện bệnh suy nhược cơ thể?

Theo TS. BS Hà Thị Vân Anh chuyên khám và điều trị các bệnh liên quan đến suy nhược cơ thể cho biết: Bệnh bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân gây ra, chính vì thế để khắc phục bệnh chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân cụ thể do đâu. Để làm được điều này bạn cần phải nhanh chóng đến trung tâm y tế để khám từ đó bác sĩ mới hướng dẫn bệnh nhân điều trị bệnh đúng cách, đúng thuốc bệnh sẽ được khắc phục triệt để.

Ngoài phương pháp điều trị bệnh bằng thuốc theo chỉ định bệnh nhân cần phải căn cứ tình hình sức khoẻ của chính mình mà thực hiện theo một số chỉ dẫn sau đây:

1. Chế độ dinh dưỡng:

Ăn uống cần phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như: đạm, béo, bột đường, vitamin (từ rau, củ, quả…) trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nên chế biến các món ăn ở dạng loãng, dễ tiêu hoá giúp người bệnh khi ăn có cảm giác ngon miệng hơn.

Hoặc đối với những người lao động quá sức cần phải ăn nhiều chất đạm, lipit có trong thịt, cá, sữ, gan, trứng….  hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá…

2. Sinh hoạt và làm việc:

Nên nghỉ ngơi nhiều, đảm bảo giấc ngủ đúng giờ, hạn chế căng thẳng kéo dài thay vào đó bạn nên tập thư giãn, tập thở là một trong những phương giúp cơ thể điều chỉnh nhịp thở. Cần xoa bóp chân tay, nhất là vùng lưng và các khớp gối tránh đau nhức kéo dài.

Sắp xếp công việc sao cho hợp lí,  tránh làm việc quá căng thẳng trong một thời gian dài dễ dẫn đến suy nhược. Mỗi ngày nên cố gắng dành khoảng 30 phút để ngủ trưa và trong quá trình làm việc thường xuyên vận động cơ thể ít nhất là 3-5 phút.

3. Luyện tập thể dụ thể thao:

Tập thể dục là cách tốt nhất để rèn luyện cơ thể và có một sức khỏe tốt. Bạn có thể chọn một môn thể thao phù hợp với mình như: bơi lội, đi bộ, yoga… để tập mỗi ngày. Nên duy trì hoạt động này thường xuyên và không nên cố tập quá lâu hoặc quá sức. Cách tốt nhất nên dành thời gian từ 30-40 phút vào buổi sáng sớm để làm điều này.

Hi vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu hơn về những hậu quả mà bệnh suy nhược cơ thể gây ra, từ đó có những biện pháp khắc phục ngay từ đầu để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Có thể bạn đang quan tâm:

Bình luận

Những tác hại suy nhược cơ thể gây ra cho người bệnh

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *