Mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mất ngủ là triệu chứng thường gặp ở các bà bầu, nhất là vào thời kỳ cuối của thai nhi. Đã có rất nhiều bạn đọc gửi thư về cho trang chuatrimatngu.com với câu hỏi mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Để giải đáp các thắc mắc của bạn đọc, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

mat-ngu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong

Mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Giấc ngủ không chỉ quan trọng với những người bình thường như chúng ta mà còn rất quan trọng đối với bà bầu, vì giấc ngủ còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Thức khuya thường xuyên hoặc rơi vào trạng thái mất ngủ kéo dài không chỉ làm cho các bà bầu mệt mỏi, dễ kiệt sức, não bộ không được hồi phục đầy đủ dễ thiếu hụt vi chất.

mat-ngu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong1
Do đó, các mạch máu não bị căng kéo dài dễ dẫn tới tình trạng đau đầu, khó chịu có thể gây ra hội chứng tăng huyết áp thai kỳ. Những thai phụ ngủ ít hơn 6 tiếng trong những tháng cuối của thai kỳ có khả năng khó sinh, có thể sinh mổ hoặc trong quá trình sinh cũng sẽ gặp khó khăn hơn.

Một số ảnh hưởng của chứng mất ngủ đối với thai nhi

Trẻ sinh ra bị chậm phát triển

Thông thường, khi thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, cộng thêm việc chế độ ăn thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, trẻ dễ bị chậm phát triển, nhẹ cân hơn so với những trẻ khác.

mat-ngu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong2
Trẻ sinh ra hay quấy khóc

Khi các thai phụ mắc phải chứng mất ngủ hoặc thường xuyên thức đêm sẽ làm nhịp đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen đối với trẻ. Mẹ thiếu ngủ sẽ luôn có cảm giác mệt mỏi, vì thế cũng sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Khi sinh ra trẻ sẽ tỏ ra luôn tức giận hay quấy khóc và rất khó chịu.

Trẻ sinh ra bị thiếu máu

Khi trẻ đang còn trong bụng mẹ thì thói quen sống của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Khoảng thời gian từ 23h – 3h sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu thai phụ ngủ muộn hoặc mất ngủ trong thời gian này vô tình sẽ làm lãng phí quá trình tạo máu tự nhiên, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Phòng ngừa chứng mất ngủ cho bà bầu

– Khi mang thai các bà bầu cần thay đổi những thói quen xấu, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Nên ngủ trước 23h đêm, ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày và nên dành 30 phút đến 1 tiếng để ngủ trưa.

mat-ngu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong3
– Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại cá, các loại đậu và vitamin B sẽ cung cấp năng lượng, bảo vệ các mô thần kinh, giảm căng thẳng giúp thai phụ có thể ngủ ngon giấc hơn. Cần tránh xa rượu, thuốc lá, những nơi quá ồn ào để không ảnh hưởng xấu đến trẻ trong bụng.
– Dậy sớm đi bộ thư giãn hoặc đi dạo hít thở không khí trong lành, giữ tinh thần thoải mái trước khi ngủ sẽ giúp mẹ bầu xóa tan mọi mệt mỏi và sẽ có một giấc ngủ ngon hơn.
– Duy trì thời gian biểu hàng ngày và cố gắng tuân thủ một cách nghiêm túc sẽ giúp mẹ bầu có nhịp đồng hồ sinh học ổn định.
– Ở những tháng cuối thai kỳ, áp lực của bào thai đè nặng lên tĩnh mạch phần thân dưới, gây hiện tượng phù nề. Do đó, để có được một giấc ngủ ngon các thai phụ cần duỗi thẳng chân tay sẽ giúp giải tỏa áp lực, giảm bớt tình trạng phù nề.

TIN NÊN ĐỌC

Bài thuốc Định Tâm An Thần Thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được đông đảo người bệnh tin dùng và lựa chọn bởi tính hiệu quả và an toàn, không tác dụng phụ. Bài thuốc mang đến giấc ngủ ngon tự nhiên, bồi bổ sức khỏe, tăng cường trí não, trấn an tim mạch... Xem ngay để không còn trằn trọc, khó ngủ mỗi đêm.

Bình luận

Mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *