Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm và cách chữa trị

Ngày nay, nếu nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm càng sớm càng tốt thì chúng ta sẽ có thể ngăn chặn được những biến chứng, hệ lụy của chứng trầm cảm gây nên.

Cùng tìm hiểu thông tin từ bài viết sau để có thể giúp bạn nhận diện các dấu hiệu của chứng trầm cảm càng sớm càng tốt, từ đó đem đến những liệu pháp điều trị phù hợp:

I. Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần đang ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Chứng trầm cảm nguyên phát chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân người bệnh về thể chất bì bào mòn và tinh thần suy sụp. Nhưng nếu trầm cảm ở mức độ nặng dễ dẫn đến tử vong và để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

dấu hiệu trầm cảm
Cần nhận biết sớm những dấu hiệu trầm cảm để có biện pháp điều trị.

Trầm cảm là căn bệnh rất khó điều trị và diễn biến ngày càng phức tạp, do đó việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn và người thân có biện pháp ngặn chặn hiệu quả. Hãy cùng xem những biểu hiện sau đây để cảnh báo xem bản thân hoặc người nhà có ai đang đứng trước nguy cơ trầm cảm hay không:

1. Luôn chán nản, buồn rầu

Cuộc sống luôn có những ngày vui đan xen những ngày buồn. Tuy nhiên, nếu bạn đang có nguy cơ mắc chứng trầm cảm thì nỗi buồn có thể sẽ kéo dài từ ngày này sang ngày khác và không có dấu hiệu kết thúc.

Lúc này, bạn luôn cảm thấy tâm lý bị bị đè nặng bởi những ý nghĩ tiêu cực trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng. Chính điều đó bạn khó tìm thấy niềm vui và động lực để phấn đấu trong công việc và cuộc sống.

2. Luôn cáu gắt, giận dữ

Bên cạnh các triệu chứng buồn bã thì người có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm luôn mệt mỏi, sụt hoặc tăng cân bất thường và cảm thấy bản thân yếu đuối. Do đó, bạn rất dễ bị kích động và trở nên tức giận một cách khó hiểu. Bạn có thể sẽ ném hoặc la lên hoặc cố gắng làm tổn thương người khác về thể xác và tinh thần như một cách đối phó sự yếu đuối của bản thân.

Khi bạn bị trầm cảm, những cơn tức giận luôn có nguy cơ bùng phát ở bất cứ địa điểm nào. Đây không chỉ là một cảm xúc đơn thuần mà còn bắt nguồn từ bên trong tâm lý của chính bạn.

3. Rối loạn giấc ngủ gây kiệt sức

Người có nguy cơ bị chứng trầm cảm thường rối loạn giấc ngủ khiến họ mất ngủ, không thể ngủ được, gặp khó khăn khi thức dậy vào sáng hôm sau… và luôn lâm vào tình trạng kiệt sức.

Khi bạn có dấu hiệu trầm cảm thì thường có hàng ngàn, thậm chí là triệu suy nghĩ chạy qua tâm trí, não bộ khiến bạn luôn trong tình trạng tỉnh táo, không buồn ngủ và dẫn tới mệt mỏi quá mức suốt cả ngày dài. Hơn nữa, dấu hiệu này cứ lặp đi lặp lại khiến tình trạng sức khỏe ngày càng nghiêm trọng hơn.

4. Luôn làm việc liều lĩnh và ngu ngốc

Những người đan ông mắc chứng trầm cảm luôn hành động một cách liều lĩnh và táo bạo hơn phụ nữ. Khi bạn có dấu hiệu trầm cảm và không thể diễn đạt cảm xúc của mình, bạn sẽ có xu hướng gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác.

Trầm cảm luôn khiến bạn mất kiểm soát và hành động liều lĩnh.

Hơn nữa, dấu hiệu này có thể cản báo một loại trầm cảm với tên gọi là rối loạn lưỡng cực. Đây là một loại bệnh lý tâm thần khá phổ biến khi người bệnh trải qua sự biến đổi tâm lý từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).

5. Ham muốn suy giảm

Các nghiên cứu cho thấy 85% bệnh nhân bị trầm cảm không còn có những hứng thú trong vấn đề tình dục, đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm nhất của chứng bệnh trầm cảm, đặc biệt là ở thanh niên.

Vì khi bạn có dấu hiệu trầm cảm, hệ thống limbic của bạn – một vùng não kiểm soát sự thèm ăn, giấc ngủ, năng lượng và có cả ham muốn tình dục – bị trục trặc nghiêm trọng, gây nên tình trạng ức chế và trì hoãn quá trình xuất tinh cũng như làm giảm đáng kể hàm lượng testosterone trong cơ thể.

6. Giảm hoặc tăng cân không biết nguyên do

Hầu hết mọi người đều có xu hướng cho rằng việc giảm cân là một điều tốt. Nhưng nếu bạn có dấu hiệu trầm cảm thì những cơn thèm ăn và giảm (hoặc tăng) một vài cân mà không rõ nguyên nhân… sẽ xuất hiện.

II. Cách điều trị bệnh trầm cảm tại nhà

Trầm cảm có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tự tử cao gấp 5 lần bình thường. Và hầu hết những người tự tử đã phải vật lộn với chứng trầm cảm trước đó đến mức độ phải kết thúc cuộc sống như là một cách giải thoát.

Nếu bạn biết cách điều trị sớm, áp dụng các biện pháp thích hợp thì tâm lý có thể phục hồi và không gây biến chứng nghiêm trọng:

1. Suy nghĩ tích cực

Nếu bạn cảm thấy cuộc sống đang phải gánh chịu quá nhiều áp lực lên bản thân, từ đó tạo nên những suy nghĩ tiêu cực và bi quan. Lúc này bạn đừng vội tự ti mà hãy dành ra thời gian để sắp xếp lại những bất ổn của chính mình.

Hãy tập thư giãn và bình tĩnh bằng cách hít thở thật sâu; đọc những cuốn sách mang màu sắc lạc quan; tham gia các hoạt động tình nguyện để kết nối và mở rộng lòng với mọi người để cải thiện cảm xúc của chính bạn.

Tiếng cười cũng là phương thuốc hữu hiệu cho chứng trầm cảm. Nếu ban thường xuyên cười nhiều sẽ giúp tinh thần phấn chấn và cải thiện tâm trạng cũng như các mối quan hệ.

2. Hạn chế dùng thiết bị công nghệ

Người bị trầm cảm rất cần chú ý đến các vấn đề tương tác xã hội. Đừng để bản thân đắm mình trong thế giới ảo của công nghệ số khiến điện thoại, máy tính chi phối cuộc sống của bản thân.

hạn chế dùng thiết bị số
Việc hạn chế dùng thiết bị số giúp bạn kết nối nhiều hơn với cuộc sống xung quanh.

Lâu dần, người bị trầm cảm khi dùng quá nhiều các thiết bị số sẽ tạo tâm lý ngại giao tiếp, ít nói và thu mình hơn. Bạn hãy sử dụng thiết bị số thật khoa học và thông minh. Hãy dùng chúng nếu thật sự cần đến vì lý do công việc, và sau đó gác sang một bên để tập trung cho các mối quan hệ và những trải nghiệm chân thật.

3. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Người bị trầm cảm cần lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống phù hợp để ngăn chặn cảm giác chán ăn hoặc thèm ăn không thể kiểm soát. Nên ăn nhiều thực phẩm có axit béo omega – 3 như cá hồi, cá ngừ, dầu olive hoặc giàu axit folic như cải bó xôi và bơ nhằm hạn chế chứng trầm cảm.

Bên cạnh đó, hãy tập cho mình một thói quen đi ngủ và thức dậy đều đặn, đúng giờ. Nếu khó ngủ, hãy thử sử dụng các thảo dược như: Tâm sen, đậu xanh, nước ép cà chua… Thời gian đầu tuy có nhiều khó khăn để tạo thói quen sinh hoạt điều độ, nhưng nếu kiên trì sẽ giúp bạn đối phó với chứng trầm cảm hiệu quả.

4. Tăng cường tập luyện thể chất

Bạn hãy quan tâm hơn đến sức khỏe cũng như vẻ bề ngoài, một ngoài hình đẹp và cân đối sẽ giúp bạn tự tin và giảm mặc cảm về bản thân.

Bạn có thể tham gia một số bài tập thể dục buổi sáng, các khóa gym, Yoga, Aerobic, hoặc bất kỳ môn thể thao yêu thích như bơi lội, cầu lông… để giúp não bộ vui vẻ, sáng tạo và tràn đầy sức sống.

Hy vọng với những thông tin nhận biết các dấu hiệu trầm cảm cũng như các phòng bệnh trên đây, bạn đọc sẽ giúp cho bản thân cản thiện những trầm uất của tâm lý, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hơn nữa.

Chúc bạn khỏe mạnh và yêu đời!

Song Lam

Độc giả tìm hiểu thêm:

TIN NÊN ĐỌC

Bình luận

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm và cách chữa trị

Bình luận

  1. võ hồng quân Trả lời

    Đây là chứng bệnh mà tôi đã mắc trên 10 năm…….
    Và đã từng tự tử nhưng mệnh số chưa tận nên không chết….
    Tôi bây giờ đôi khi vẫn muốn lập lại như vậy…
    Ngủ rất ít,hay thức vào ban đêm…sợ giao tiếp,hay ở nhà ko giám ra ngoài….buồn nhiều..hix..
    Chỉ có một thứ khiến tôi thoải mái….và cả thấy tự tin…đó là hát karaoke….khi hát tôi dường như đc là chính mình…cảm thấy yêu đời hơn…..bản thân nhiều lần đã đăng ký thi gameshow truyền hình nhưng cũng vì chứng bệnh này mà không giám đi…..buồn lắm…..
    Khi buồn tôi thường tự dày vò bản thân,cảm thấy tự ti…..
    Tôi nghĩ rằng chỉ có âm nhạc mới cho tôi niềm vui….nhưng lại ko giám thực hiện giấc mơ đó
    Có phải đó là lực bất tòng tâm không?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *