Bệnh suy nhược cơ thể có nguy hiểm không bác sĩ?

Câu hỏi: Bệnh suy nhược cơ thể có nguy hiểm không bác sĩ, cháu năm nay 25 tuổi, hiện đang là nhân viên kế toán làm việc tại TP HCM. Do công việc của cháu thường xuyên gặp nhiều áp lực cộng với chế độ dinh dưỡng thất thường khiến cho sức khoẻ của cháu bị ảnh hưởng, sau một thời gian gồng mình kết quả là bị suy nhược cơ thể. Dạo gần đây cháu có những hành vi buồn bã, mất niềm tin trong cuộc sống, thường hay nóng nảy, cáu ghét một cách vô cớ  trong công việc cũng như bạn bè… không làm chủ được hành vi của mình. Chính điều này khiến cháu rất lo sợ không biết căn bệnh mà cháu đang mắc có thật sự nguy hiểm không mong bác sĩ tư vấn giúp cháu. Cháu xin cảm ơn!

(Trần Thị Thuý Vi_ Nha Trang)

 

Tư vấn, giải đáp:

Chào bạn Thuý Vi!

Theo thống kê hiện nay, bệnh suy nhược cơ thể ngày càng trở nên phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tình trạng lao động quá sức, người mới phẫu thuật dậy, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, bị ảnh hưởng tâm lí trong công việc, cuộc sống gia đình hoặc khi đang mang thai và sau khi sinh…. khiến  bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể mà không hay biết.

Bệnh suy nhược cơ thể có nguy hiểm không bác sĩ?

Theo PGS.TS. Bùi Quang Huy (chủ nhiệm khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y): Suy nhược cơ thể  khi phát triển thành bệnh sẽ khiến cho người bệnh có một số biểu hiện như: cảm giác cơ thể mệt mỏi, đau nhức các khớp tay chân, không ham muốn làm việc, đau đầu, chóng mặt, cơ thể gầy yếu, xanh xao, chán ăn, ăn không ngon, người hay đổ mồ hôi, ngủ không ngon giấc, giấc ngủ chập chờn. Cảm xúc bị rối loạn, bồn chồn, lo âu….làm cho người bệnh không thể làm chủ được bản thân trong mọi tình huống.

Bệnh suy nhược cơ thể có nguy hiểm không, xin được trẻ lời là ban đầu nếu người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng trên và có phương pháp điều trị phù hợp ngay từ lúc ban đầu thì bệnh sẽ không gây ra bất kì nguy hiểm nào đến sức khoẻ của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thờ ơ, bỏ qua các triệu chứng trên sau một thời gian phát triển, bệnh sẽ gây nguy hiểm đến sức khoẻ của người bệnh, nặng hơn có thể đe doạ đến tính mạng nếu không nhanh chóng điều trị. Cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân sẽ bị suy giảm trí nhớ:  Suy nhược cơ thể do ảnh hưởng tâm lí, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng… dẫn đến chứng rối loạn thần kinh. Người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng hay nhớ hay quên trong công việc, học tập…
  • Ảnh hưởng đến giấc ngủ: Khi bị suy nhược cơ thể bệnh nhân thường không ngủ được dẫn đến người hốc hác, sụt cân,…Việc không ngủ đủ giấc, mất ngủ kéo dài trong thời gian 3-4 tuần có thể khiến người bệnh bị trầm cảm, tự kỷ và gặp các vấn đề về thần kinh khác.
  • Dễ bị tuột huyết áp: Khi nhiều nguyên nhân gây bệnh kết hợp với nhau cũng đủ làm cho sức khỏe bạn trở nên yếu ớt, lượng máu cung cấp cho các hoạt động của cơ thể không đủ sẽ dẫn đến tình trạng ngất xỉu, hạ đường huyết đột ngột.
  • Mất tập trung: Suy nhược cơ thể sẽ gây ra một số triệu chứng như bệnh nhân có cảm giác bồn chồn, lo lắng, hay nghĩ ngợi lung tung lúc nào cũng cảm thấy bất an dường như có chuyện gì đó sắp xảy ra không tập trung vào công việc, đi đứng…
  • Dễ bị kích động: Căng thẳng, mệt mỏi khiến người bệnh khó làm chủ được cảm xúc của chính mình, mọi thứ đều mang tính tự phát, hành động theo linh tính khiến cho nhiều vấn đề ngày càng trầm trọng là một trong những nguy hại do suy nhược cơ thể gây ra. Đây được xem là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi mắc phải căn bệnh này, người bệnh không kiểm soát được hành vi của chính mình có thể làm hại đến chính mình hoặc đến người khác.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch: Khi bị suy nhược cơ thể, bạn thường xuyên mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, mạch máu bị co lại gây áp lực cho tim dẫn đến tăng huyết áp, mắc bệnh tim mạch.

Từ những hậu quả mà bệnh suy nhược cơ thể gây ra, bạn có thể hiểu đây không phải là một căn bệnh bình thường như nhiều người từng nghỉ. Một số người cho rằng khi bị suy nhược cơ thể chỉ cần chịu khó nằm nghỉ, ăn uống đầy đủ thì bệnh sẽ khoẻ lại.  Điều này chưa đúng hoàn toàn. Muốn bệnh được điều trị hiệu quả, người bệnh cần phải  đến trung tâm y tế thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả.

Bên cạnh việc điều trị bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt mỗi ngày. Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, thực phẩm chứa nhiều các yếu tố cần thiết cho quá trình tạo máu như: thịt nạc, sữa, trứng gà, đậu tương, cải bó xôi, tôm, cá, hoa quả, rau xanh….; Nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya, tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng giúp thư giãn tinh thần và nâng cao hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật.

Có thể bạn đang quan tâm:

Tóm lại: Đối với tình trạng hiện giờ của bạn Thuý Vi hiện giờ, chúng tôi khuyên bạn nên tạm gác lại công việc, hãy dành thời gian đến bệnh viện có uy tín để được bác sĩ khám và phác đồ phương pháp điều trị đúng đắn để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm về sau. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ!

PGS.TS. Bùi Quang Huy

Bình luận

Bệnh suy nhược cơ thể có nguy hiểm không bác sĩ?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *